Thủy Nguyên là một huyện lớn nằm bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Phía Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Nam giáp huyện An Dương và nội thành Hải Phòng; phía Đông Nam là cửa biển Nam Triệu. Địa hình Thủy Nguyên khá đa dạng, dốc từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam, vừa có núi đất, núi đá vôi, vừa có đồng bằng và hệ thống sông hồ dày đặc. Đây chính là những điều kiện tự nhiên thuận lợi để huyện Thủy Nguyên phát triển một nền kinh tế đa dạng về ngành nghề bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản và du lịch.Thủy Nguyên cũng được đánh giá là một trong những huyện giàu có nhất miền bắc.
Vị trí địa lý
Nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Hải Phòng – Diện tích tự nhiên: 242 km² – Dân số: trên 33 vạn người – Đơn vị hành chính: 35 xã, 2 thị trấn, trong đó có 6 xã miền núi
Lịch sử
Trước đây, huyện Thủy Nguyên thuộc tỉnh Quảng Yên.
Ngày 4 tháng 3 năm 1950, huyện Thủy Nguyên được trả về tỉnh Kiến An.
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, tỉnh Kiến An được sáp nhập vào thành phố Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên trực thuộc thành phố Hải Phòng, khi đó huyện có 33 xã: An Lư, An Sơn, Cao Nhân, Chính Mỹ, Đông Sơn, Dương Quan, Hòa Bình, Hoa Động, Hoàng Động, Hợp Thành, Kênh Giang, Kiền Bái, Kỳ Sơn, Lại Xuân, Lâm Động, Lập Lễ, Liên Khê, Lưu Kiếm, Minh Đức, Minh Tân, Mỹ Đồng, Ngũ Lão, Phả Lễ, Phù Ninh, Phục Lễ, Quang Thành, Tam Hưng, Tân Dương, Thiên Hương, Thủy Đường, Thủy Sơn, Thủy Triều, Trung Hà.
Ngày 15 tháng 7 năm 1983, thành lập 2 xã Gia Đức và Gia Minh thuộc vùng kinh tế mới.
Ngày 18 tháng 3 năm 1986, thành lập thị trấn Núi Đèo – thị trấn huyện lị huyện Thủy Nguyên – trên cơ sở 55,62 ha đất với 2.615 nhân khẩu của xã Thủy Sơn và 36,55 ha đất với 620 nhân khẩu của xã Thủy Đường; chuyển xã Minh Đức thành thị trấn Minh Đức.
Ngày 10 tháng 1 năm 2004, thành lập xã Lưu Kỳ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Lưu Kiếm.
Trước đây, huyện Thủy Nguyên thuộc tỉnh Quảng Yên.
Ngày 4 tháng 3 năm 1950, huyện Thủy Nguyên được trả về tỉnh Kiến An.
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, tỉnh Kiến An được sáp nhập vào thành phố Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên trực thuộc thành phố Hải Phòng, khi đó huyện có 33 xã: An Lư, An Sơn, Cao Nhân, Chính Mỹ, Đông Sơn, Dương Quan, Hòa Bình, Hoa Động, Hoàng Động, Hợp Thành, Kênh Giang, Kiền Bái, Kỳ Sơn, Lại Xuân, Lâm Động, Lập Lễ, Liên Khê, Lưu Kiếm, Minh Đức, Minh Tân, Mỹ Đồng, Ngũ Lão, Phả Lễ, Phù Ninh, Phục Lễ, Quang Thành, Tam Hưng, Tân Dương, Thiên Hương, Thủy Đường, Thủy Sơn, Thủy Triều, Trung Hà.
Ngày 15 tháng 7 năm 1983, thành lập 2 xã Gia Đức và Gia Minh thuộc vùng kinh tế mới.
Ngày 18 tháng 3 năm 1986, thành lập thị trấn Núi Đèo – thị trấn huyện lị huyện Thủy Nguyên – trên cơ sở 55,62 ha đất với 2.615 nhân khẩu của xã Thủy Sơn và 36,55 ha đất với 620 nhân khẩu của xã Thủy Đường; chuyển xã Minh Đức thành thị trấn Minh Đức.
Ngày 10 tháng 1 năm 2004, thành lập xã Lưu Kỳ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Lưu Kiếm.
Hành chính
Gồm 2 thị trấn và 35 xã: Xã, thị trấn thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
– Thị trấn (2)
Núi Đèo (huyện lỵ) • Minh Đức (thị trấn)
– Xã (35)
An Lư • An Sơn • Cao Nhân • Chính Mỹ • Đông Sơn • Dương Quan • Gia Đức • Gia Minh • Hòa Bình • Hoa Động • Hoàng Động • Hợp Thành • Kênh Giang • Kiền Bái • Kỳ Sơn • Lại Xuân • Lâm Động • Lập Lễ • Liên Khê •Lưu Kiếm • Lưu Kỳ • Minh Tân • Mỹ Đồng • Ngũ Lão • Phả Lễ • Phù Ninh • Phục Lễ • Quảng Thanh • Tam Hưng • Tân Dương • Thiên Hương • Thủy Đường • Thủy Sơn • Thủy Triều • Trung Hà
Kinh tế
Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn 20 xí nghiệp, nhà máy, hàng trăm cơ sở sản xuất – kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động đã tạo lập môi trường sản xuất – kinh doanh sôi động, cạnh tranh lành mạnh, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng trên địa bàn huyện. Cùng với những thành tựu đạt được, Thủy Nguyên còn đón nhận nhiều dự án lớn đang được đầu tư trên địa bàn như: tuyến Quốc lộ 10 từ Bến Kiền, Đá Bạc sang Quảng Ninh; nhà máy nhiệt điện 600 MW (xã Tam Hưng); Nhà máy Xi măng Hải Phòng (thị trấn Minh Đức); mở rộng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu…. Đây sẽ là những nền tảng cơ bản cho sự phát triển của Thủy Nguyên trong tương lai.
Bên cạnh đó, phát huy lợi thế của vùng ven đô giáp hải cảng, Thủy Nguyên có điều kiện phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ với nhiều thắng cảnh đẹp như: hồ Sông Giá, hang Lương, hang Vua, khu vực núi Tràng Kênh… và nhiều công trình kiến trúc độc đáo, đền thờ, miếu mạo đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng cùng với những lễ hội truyền thống độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
Có thể nói, bức tranh kinh tế Thủy Nguyên trong giai đoạn gần đây đã có những gam màu sáng, hoạt động kinh tế sôi động hơn đã mang lại hơi thở mới trong cuộc sống của người dân nơi đây. Đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Thủy Nguyên được cải thiện rõ rệt nhờ các biện pháp chăm lo đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa giáo dục.
Công tác y tế, dân số và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được quan tâm, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Đến nay, huyện đã hoàn thành chương trình đưa bác sĩ về cơ sở, sửa chữa các trạm y tế xã, đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh. Đặc biệt, công tác giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em được quan tâm thường xuyên bằng hành động thiết thực như duy trì tốt hoạt động giảng dạy ở các lớp học tình thương, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hòa nhập cộng đồng.
Các hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ. Công tác xã hội hoá thể thao được đẩy mạnh từ cấp huyện đến cơ sở, góp phần rèn luyện sức khoẻ nhân dân. Các môn bơi lặn, bóng đá thiếu niên nhi đồng, điền kinh trong sân đều đạt thành tích cao.
Về xây dựng cơ bản, huyện chỉ đạo các ban ngành thực hiện xong quy hoạch chi tiết thị trấn Núi Đèo, thị trấn Minh Đức, khu đô thị Bắc Sông Cấm và lập dự án khai thác tài nguyên hồ Sông Giá. Ngoài ra, huyện còn tiến hành xây dựng 2 nhà máy nước loại nhỏ ở xã Tân Dương, Lập Lễ, hệ thống cấp nước ở Lại Xuân, xây dựng 60 bể xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hệ thống giao thông vận tải phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Bên cạnh đó, công tác quản lý phương tiện, giải tỏa hành lang an toàn giao thông được tăng cường, thường xuyên thực hiện chế độ duy tu, sửa chữa hệ thống đường sá. Đến nay, huyện Thủy Nguyên đã cơ bản hoàn thành việc bàn giao lưới điện trung áp ở các xã, thị trấn, đưa vào sử dụng 5 công trình bằng nguồn vốn phụ thu và một phần đóng góp của nhân dân trị giá 644 triệu đồng. Bên cạnh đó, ngành Bưu điện Thủy Nguyên cũng đạt được nhiều bước tiến vượt bậc.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị VSIP Hải Phòng, khu đô thị Bắc Sông Cấm, khu đô thị Gò Gai, khu đô thị Quang Minh Green City…
Các dự án và khu đấu giá, khu phân lô điển hình tại thị trường bất động sản Thủy Nguyên như: Dự án Quang Minh Green City, Dự án Gò Gai Núi Đèo, Khu đấu giá Đầm Tràng (Hay khu City View), Khu chung cư Huê Hoa Động, Chung cư Bính Hoa Động, Tái định cư Vsip 1, Tái định cư Vsip 2, Tái định cư Vsip 3, Tái định cư Vsip 4, Dự án Khu đô thị Vsip Hải Phòng, Dự án nhà ở Vsip Hải Phòng, Dự án Bắc sông Cấm, Dự án Belhomes Vsip Hải Phòng ( dự án nhà ở belhomes ), Khu Đồng Dọc, Mả Triền, Đồng Cau, Ao Sóc, Khu 147 Thủy Sơn, Đường Ổi Lâm Động, Mặt đường cầu Đen Hoa Động, Mặt đường 359 Tân Dương, Mặt đường Đà Nẵng Núi Đèo, Đấu giá đồi 34A, Khu chăn nuôi, Hàm Long, Đấu giá Đầm Thuyền Hòa Bình, Đấu giá biệt thự 24 lô Dương Quan, dự án Sakura Vsip, sakura Hải Phòng, Sakura Gadent, Sakura Thủy Nguyên, Sakura Hải Phòng 1km dự án nhà ở và đô thị Nhật tại Hải Phòng… và rất nhiều các khu khác.
Thủy Nguyên – khởi nguồn của dựng xây, của những tín hiệu mới đang ngày một khởi sắc. Mảnh đất này chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành một trung tâm đô thị hành chính của thành phố Cảng. Trong thời gian tới, khi quy hoạch của thành phố được triển khai, Thủy Nguyên sẽ hứa hẹn những điều bất ngờ, đột phá trong tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.